Dịch tiêu chảy trên heo (PED) do Coronavirus gây ra. Bệnh này gây tiêu chảy nhẹ trên heo nái (khoảng 30% đàn) nhưng không gây chết.
Heo mẹ lây vi rút cho heo con theo mẹ từ 1 ngày tuổi.
Tiêu chảy trên heo con theo mẹ thường ở thể nặng, tỷ lệ bệnh là 100% và tỷ lệ chết là gần 100%.
Heo con càng lớn thì tỷ lệ chết càng thấp. Heo thịt cũng nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ chết thấp.
Dịch tễ
Bệnh tiêu chảy cập PED lây lan theo đường tiêu hóa, qua các phương tiện vận chuyển heo, phân, tinh…có nhiễm vi rút và do người mang mầm bệnh vào trại.
Heo nuốt phải vi rút sau đó vi rút phát triển trong tế bào ruột, chủ yếu trong đoạn không tràng và hồi tràng. Sau đó tế bào ruột bị teo đi, trong vòng 24 giờ nhung mao ruột sẽ ngắn đi.
Triệu chứng – Bệnh tích
Ban đầu heo con theo mẹ bị nhiễm thường có triệu trứng tiêu chảy phân vàng lỏng, ói, tiếp theo chuyển sang tiêu chảy nước.
Bệnh lây lan rất nhanh giữa các ô trong trại gần như 100%. Heo con nhỏ hơn 1 tuần tuổi sẽ chết trong vòng 3– 4 ngày do không có kháng thể và bị mất nước quá nhiều, mắt lõm sâu do tiêu chảy phân nước.
Heo con lớn hơn sẽ hồi phục sau 1 – 2 tuần.
Heo nái nuôi con, heo thịt cũng có triệu chứng tiêu chảy phân lỏng có màu vàng, xám hay đen.
Chẩn đoán
Mổ khám thấy trong dạ dày heo con có sữa bị đóng vón. Không tràng và hồi tràng rất mỏng, có thể nhìn thấy được chất chứa bên trong ruột.
Sử dụng bộ kiểm tra nhanh để phát hiện sự có mặt của vi rút Coronavirus trong phân tiêu chảy. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp PCR để tìm vi rút trong phân hoặc lấy mẫu ruột có bệnh tích kiểm tra mô bệnh học.
Phòng và kiểm soát
Sử dụng kháng sinh để điều trị vi khuẩn đường ruột kế phát.
Phương pháp xử lý khi có dịch tiêu chảy cấp PED:
- Mổ lấy ruột toàn bộ heo con theo mẹ 1 tuần tuổi bị tiêu chảy do PED làm autovaccine, phần còn dư cho vào bọc nilon bảo quản trong tủ đá (tốt nhất ở –200C) dự trữ và tiếp tục làm autovac-cine, cho ăn đến khi tất cả heo nái trong trại đều được ăn autovaccine thì ngưng.
- Heo con lớn hơn 7 ngày tuổi: cho uống kháng sinh Amoxycillin—colistin, tiêm kháng sinh Ampisur, Apramycin để phòng vi khuẩn kế phát như: Salmonella, Clostrid- ium, E.coli…Pha Glucose 5% và Electrolyte cho heo uống để chống mất nước do tiêu chảy. Nếu đến lúc heo cai sữa có trọng lượng nhỏ hơn 4,5kg nên loại thải do heo sẽ bài thải vi rút ra môi trường và gây bệnh cho heo khác.
Autovaccine: là sử dụng ruột của heo con cho heo nái mang thai ăn để tạo kháng thể truyền cho heo con sau khi sinh. Cách làm như sau:
• Lấy một bộ ruột (toàn bộ ruột non và ruột già) của heo con bị bệnh PED xay hoặc băm nhuyễn.
• Cho vào 200ml dung dịch nước muối sinh lý 0.85% . Dung dịch trên phải để trong môi trường 2-8oC.
• Dùng Amoxicillin—Colistin 10% liều 300ppm (tương đương 0.6g/200ml dung dịch nước muối sinh lý 0.85%).
Trộn lại với nhau và lắc đều.
Cách sử dụng autovaccine: cho heo nái hậu bị, nái cai sữa và nái mang thai tới 14 tuần ăn autovaccine. Lưu ý: Không cho heo nái mang thai 15 – 17 tuần và nái đang nuôi con do heo nái sẽ truyền bệnh cho heo con. Cho heo nái ăn 10ml/con, sau khi cho heo nái ăn sẽ có biểu hiện tiêu chảy nhẹ.
Nếu heo nái ăn autovaccine nhưng chưa có biểu hiện tiêu chảy thì cho heo ăn tiếp với liều lượng tăng dần cho đến khi nái bị tiêu chảy thì ngưng.
Nên tiêm kháng sinh Dynalin – 10 20% hoặc Ampisur cho nái phòng vi khuẩn kế phát như: Clostridium, Salmonella, Ileitis, hồng lỵ.
Miễn dịch sẽ có sau khi heo nái có biểu hiện tiêu chảy sau 2 – 3 tuần.
Nái mang thai đã được cho ăn autovaccine thì sau khi sinh con sẽ truyền kháng thể cho heo con qua sữa đầu và heo con sẽ có khả năng miễn dịch đối với bệnh này.
Phải quản lý hệ thống an toàn sinh học trong trại heo tốt:
• Không xuất heo hậu bị trong vòng 1 tháng khi có dịch xảy ra trong trại, phải ổn định ổ dịch trước.
• Quản lý tốt xe và người ra vào trại.
• Diệt các loài thú gặm nhấm, chim …ở trong trại để tránh lây lan bệnh.
Nếu bạn muốn yêu cầu báo giá sản phẩm trên, hãy để lại thông tin ngay tại đây.