Thuốc tẩy giun cho mèo – Hướng dẫn cách sử dụng

Tẩy giun cho mèo khác với chó một chút xíu các bạn nhé. Nhiều người hay hỏi mèo mang thai bị sán có tẩy giun được không. Hay mèo con mới đẻ đã tẩy giun được chưa vì thấy chúng nó tiêu chảy do giun sán… Cùng theo dõi lịch tẩy giun cho mèo từ sơ sinh tới… sinh đẻ nếu các bạn chưa biết nhé.

Phương pháp tẩy giun cho mèo đã bị nhiễm giun

Tẩy giun cho mèo từ khi còn sơ sinh hoặc khi còn nhỏ là điều tiên quyết trong danh sách những việc cần làm của bạn đối với mèo. Bất kể độ tuổi, giống loài, kích cỡ hay giới tính của mèo.

Thuốc tẩy giun cho mèo

Mèo khi còn nhỏ rất dễ bị tổn thương đối với những tác động lên chúng. Bọ chét, muối, ký sinh bên ngoài và khay vệ sinh bẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra giun ở mèo con và mèo ở mọi lứa tuổi. Ngoài ra, có một nguyên nhân phổ biến khác là do mèo mẹ mắc phải giun trong thời kỳ mang thai. Những trường hợp này sẽ lây truyền giun từ mẹ sang con.

Vì sao bạn nên tẩy giun cho mèo?

Sau khi bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về các loại giun thường gặp ở mèo. Bạn sẽ dễ dàng hiểu được thông tin quan trọng và cách tẩy giun cho mèo con. Giun có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của mèo như gây ra các vấn đề về hô hấp, nôn mửa, ăn không ngon, sụt cân, suy nhược và cuối cùng có thể gây tử vong.

Hầu hết các triệu chứng khi mèo mắc phải giun là tiêu chảy. Và một trong những cách dễ phát hiện nhất mèo của bạn có nhiễm giun hay không chính là kiểm tra phân của chúng.

Lịch tẩy giun cho mèo

Tẩy giun cho mèo ngay khi phát hiện bị nhiễm giun và tẩy lại sau 2 tuần. Tiếp theo thực hiện theo lịch trình dưới đây:

1. Lịch tẩy giun cho mèo con

  • Bắt đầu từ khi mèo con được 3 tuần tuổi, tẩy giun lại mỗi 2 tuần cho tới khi được 3 tháng tuổi.
  • Tẩy giun mỗi tháng 1 lần từ khi 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.
Thuốc tẩy giun cho mèo

2. Lịch tẩy giun cho mèo trưởng thành

  • Tẩy thường xuyên (mỗi 6 tháng) và sau khi có tiếp xúc, phát hiện kí sinh trùng.
  • Nếu mèo hay chó có thói quen săn mồi (chuột, gián,…) cần tẩy mỗi 3-4 tháng.

3. Lịch tẩy giun cho mèo mang thai, cho con bú

  • Tẩy một lần trước khi giao phối.
  • Tẩy một lần trước khi sinh khoảng 1 tuần.
  • Mèo cho con bú tẩy cùng với mèo con của nó.

4. Mèo mới mang về nhà

  • Hãy thực hiện điều trị như bị nhiễm giun, tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần.
  • Tiếp đó thì thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun cho mèo theo độ tuổi.
Thuốc tẩy giun cho mèo

Các loại giun thường gặp ở mèo

Bạn không cần phải quá lo lắng khi không biết quá nhiều về các loại giun khi bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về vấn đề này. Tuy nhiên, có 5 loại giun cơ bản sau đây thường gặp ở mèo mà bạn có thể nên biết để tìm ra được phương pháp điều trị cho mèo đúng đắn nhất.

1. Giun chỉ

Giun chỉ là loại giun thường gặp. Mèo có thể sẽ bị ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tim mạch và có thể dẫn đến suy tim.

2. Giun đũa

Đây là loại ký sinh phổ biến nhất ở mèo. Bạn có thể nhìn thấy giun đũa trong phân của mèo trưởng thành. Trong khi đó mèo con thường mắc phải giun từ sữa mẹ.

3. Sán dây

Sán dây gặp khá phổ biến ở mèo và có thể nhìn thấy trên lông của mèo con đặc biệt là quanh khu vực hậu môn. Nguyên nhân chính của việc này là do bọ chét.

Thuốc tẩy giun cho mèo

4. Giun tròn

Mặc dù chúng khá hiếm, tuy nhiên giun tròn sống ký sinh trong phổi lại rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến phổi của mèo con. Nguyên nhân thường do mèo tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh như chuột hay chim.

5. Giun móc

Mặc dù giun móc thường gặp ở chó nhiều hơn. Tuy nhiên không phải không ảnh hưởng đến mèo. Giun móc sẽ tấn công vào ruột non của mèo khi chúng ăn phải những con vật mắc bệnh.

Làm thế nào để ngăn ngừa giun ở mèo?

Ngăn chặn vấn đề nhiễm giun là điều rất cần thiết. Không chỉ đối với mèo con mà còn đối với mèo trưởng thành. Vì giun có thể là nguyên nhân gây tử vong cho mèo ở bất kỳ độ tuổi nào.

Bảo vệ mèo trong vùng an toàn để ngăn ngừa nhiễm giun. Hạn chế tối đa việc mèo con tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, phân hoặc các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét.

Thuốc tẩy giun cho mèo

Giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa của bạn. Ve rận ở mèo là một trong những tác nhân truyền sán dây. Nên các bạn lưu ý diệt cả rận thì việc tẩy giun sán mới được đảm bảo nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em!