Chó bị say xe – Đừng lo lắng!

Cho bi say xe Dung lo lang

Chó bị say xe là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu, xe oto mà cơ thể không thích nghi được. Say xe bao gồm việc không thích ứng được với môi trường trên tất cả các loại vận chuyển như: say tàu biển, ô tô, tàu hỏi, máy bay… Việc này không xảy ra riêng với người, mà những chú chó cũng gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân khiến chó bị say xe

-Bệnh say xe thường thấy ở chó con và mèo con hơn là những chú chó mèo trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu là phần tai với chức năng giữ thăng bằng ở chó và mèo con vẫn chưa được phát triển toàn diện, nên chúng khó có khả năng thích nghi với những chuyển động đột ngột trên xe. Thậm chí khứu giác của chúng rất phát triển, mùi xăng xe và động cơ trên tàu xe cũng khiến chúng cảm thấy khó chịu.

Chó bị say xe

Nhưng điều này cũng không có nghĩa là bệnh say xe sẽ biến mất hoàn toàn sau khi chúng lớn lên. Nếu như chó mèo cưng của bạn có biểu hiện nôn mửa hay chóng mặt ngay trong những lần đi xe đầu tiên, thì chắc chắn trong các chuyến đi sau cũng sẽ gặp chuyện tương tự như vậy.

-Do căng thẳng và lo sợ, tâm trạng mệt mỏi, chúng cũng nhạy cảm hơn với tàu xe

-Do đặc tính thần kinh của từng cá thể cún cưng

-Do chưa quen đi xe ô tô

Triệu chứng khi chó bị say xe

Chó bị say xe
  • Khó chịu, không thoải mái
  • Ngáp, rên rỉ
  • Chảy nhiều nước dãi
  • Có hiện tượng nôn mửa hoặc trào ngược dạ dày
  • Đi tiểu tiện hay đại tiện bừa bãi
  • Phản xạ chậm, không nhanh nhạy

Cách khắc phục và hạn chế say xe ở chó

-Cách tốt nhất để khắc phục chứng say xe ở chó mèo là tạo cho chúng một môi trường thoải mái và dễ chịu nhất trong xe. Bạn có thể khử mùi khó chịu trong xe, đi xe cố gắng duy trì tốc độ ổn định, không rồ ga, phanh gấp đột ngột

-Phải tập cho chúng làm quen với tàu xe trước khi cho đi lần đầu

-Quãng đường đầu tiên nên đi chậm, tránh những khung đường gồ ghề.

Chó bị say xe

-Chơi đùa và trêu chúng khi xe di chuyển để chúng không cảm thấy sợ hãi.

-Trước khi đi xe 12 tiếng, không nên cho ăn, quá nhiều thức ăn trong dạ dày sẽ càng gia tăng cảm giác buồn nôn, thay vào đó hãy cho chúng uống nước đầy đủ.

-Cho cún cưng đừng, nằm hay ngồi thoải mái, có thể tắt điều hòa, mở cửa kính xe, hướng mõm và mũi chúng ra phía cửa, để chúng hít thở không khí tự nhiên, tránh không khí ngột ngạt, mùi lạ trên xe. Nhưng hãy cẩn thận vì bụi đường có thể làm tổn thương mắt cún cưng.

-Thường xuyên dừng xe. Cứ khoảng 1-2 tiếng, hãy đưa chúng ra ngoài xe để đi vệ sinh hoặc uống nước, tránh xa bầu không khí bí bách trong xe.

-Bật những bản nhạc êm dịu để tinh thần cún cưng trở nên thư thái, dễ chịu hơn

-Đánh lừa cảm giác bằng cách bạn có thể đặt một chiếc áo có mùi của thành viên trong gia đình mà chúng yêu mến để chúng có cảm giác an toàn, hoặc đưa cún cưng món đồ chơi mà chúng luôn yêu thích. Khi vui chơi, chúng sẽ quên đi không gian xung quanh.

-Nếu phải di chuyển chúng bằng oto cả một quãng đường dài thì có thể dùng thuốc chống say xe cho cún cưng, nhưng phải ý kiến và có sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

-Có thể sử dụng các bài thuốc hữu hiệu để trị chứng buồn nôn. Ví dụ bạn có thể tìm thấy những viên thuốc tinh chất gừng ở hiệu thuốc, hoặc cho chúng ăn bánh quy có gừng, cho cún cưng ăn trước khi lên xe 30 phút.

-Sử dụng Phenobarbital dạng viên nén 1-2mg/kg trọng lượng cơ thể, mỗi ngày uống 1 lần. Với những chú chó có tiền sử say tàu xe, có thể cho uống thuốc trên hoặc tiêm acepromazine 0.22mg/kg trọng lượng cơ thể, có thể duy trì ít nhất trong 12 giờ đồng hồ.

Chó bị say xe

Tuy nhiên, trước khi cho cún cưng dùng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng nên hỏi bác sĩ thú y để sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian, cũng như đề phòng bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc.

Những chuyến đi luôn là cơ hội tốt để cún cưng của bạn tiếp xúc với môi trường và thế giới xung quanh, có những trải nghiệm lớn. Đừng để chứng say xe làm cản trở những chuyến dã ngoại thú vị này nhé.

Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em!