Cách điều trị heo sau cai sữa bị tiêu chảy do hồng lỵ (Swine dysentery – SD) hiệu quả và nhanh chóng 24/7

benh-hong-ly

Heo sau cai sữa bị tiêu chảy là vấn đề mà rất nhiều các chủ trang trại chăn nuôi heo quy mô từ gia trại tới các trang trại quy mô lớn đều đang quan tâm trong thời gian vừa qua. Nhiều chủ trang trại quan tâm trong việc để xác định được chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy, lựa chọn được loại thuốc điều trị tối ưu, giảm các chi phí gây ra do tiêu tốn thức ăn và chi phí cho điều trị.

Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp tới bạn đọc thông tin về vấn đề heo sau cai sữa bị tiêu chảy qua một ca bệnh cụ thể tại một trang trại chăn nuôi heo hỗn hợp.

Heo sau cai sữa bị tiêu chảy tại một trang trại heo

Một trại heo gồm cả heo nái sinh sản, nái nuôi con và heo thịt được nuôi tách riêng ở các khu vực khác nhau biệt lập. Con giống của trại heo này được mua về từ các trại heo khác trong vòng 2 năm nay qua. Trong vài tháng gần đây, chủ trang trại quan sát thấy có hiện tượng tiêu chảy và gầy còm ở heo trưởng thành xuất hiện nhiều.

Qua đếm chính xác số lượng các con mắc (có biểu hiện điển hình) thì phát hiện 10-20% heo choai và heo trưởng thành ở độ tuổi 12 tới 20 tuần có các dấu hiệu biểu hiện như cơ thể gầy còm,  hiện rõ xương sườn ở hai bên.

  • Slide01
  • Slide02
  • Slide03

Nhiều heo sau cai sữa bị tiêu chảy nặng. Heo tiêu chảy với phân lỏng sệt với nhiều đống phân chứa các đốm đen như có máu trong phân và cũng có các đống có dịch nhầy màu xám – nâu vàng.

  • Slide05
  • Slide06
  • Slide07
  • Slide08
  • Slide09
  • Slide10
  • Slide11
  • Slide12
  • Slide13

Khi kiểm tra phân của heo sau cai sữa bị tiêu chảy bằng tay thấy có các chất nhầy nhớt và dính chặt vào các đầu ngón tay khi nắm chặt tay.

  • Slide14
  • Slide15

Một số con heo nái sinh sản trong chuồng nái cũng có triệu chứng tương tự với thể trạng gầy gò và tiêu chảy.

Slide04

Mức độ tiêu chảy và gầy gò của trại ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn làm cho chủ trang trại lo lắng về vấn đề tăng trọng kém và chi phí điều trị cao.

Nguyên nhân dẫn tới heo sau cai sữa bị tiêu chảy và hướng xử lý cụ thể

Qua các thông tin trên thì bạn có thể chẩn đoán được trại heo này đang gặp phải vấn đề gì và hướng xử lý nào là hiệu quả đối với trại heo này? Cùng tiếp tục bài viết để biết được cách điều trị heo sau cai sữa bị tiêu chảy.

Vậy trại heo này đang gặp phải vấn đề gì? Làm sao để kiểm soát và giải quyết được vấn đề này nhanh chóng?

Đối với trường hợp các heo sau cai sữa bị tiêu chảy với các biểu hiện đặc trưng như cơ thể gầy còm, tiêu chảy với phân nhão, có máu và có chất nhầy đặc quánh thì đây là các dấu hiệu của bệnh viêm xuất huyết niêm mạc ruột già do vi khuẩn có dạng hình xoắn gọi là Brachyspira hyodysenteriae, và bệnh này được gọi là bệnh hồng lỵ trên heo (bệnh Swine Dysentery hay còn gọi là bệnh SD).

điều trị heo sau cai sữa bị tiêu chảy
Vi khuẩn Brachyspira hyodysenteriae

Các con heo nhóm tuổi lớn hơn thường bị ảnh hưởng và biểu hiện lâm sàng như giảm cân nhanh chóng, tiêu chảy ra máu và có dịch nhầy là các đặc điểm nhận biết của bệnh này.

Mổ khám kiểm tra các con heo sau cai sữa bị tiêu chảy thì quan sát thấy có tổn thương xuất huyết niêm mạc ở ruột, đặc biệt ở phần ruột già. Hồi tràng và dạ dày thì không quan sát thấy bệnh tích gì lạ.

  • Slide18
  • Slide17
  • Slide19
  • Slide16
  • Slide20
  • Slide23
  • Slide21
  • Slide22

Bệnh hồng lỵ gần đây đang bùng phát trở lại đối với các đàn heo. Bệnh này gây ra tổn hại về mặt kinh tế vô cùng đáng quan tâm do bệnh tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng của vật nuôi, giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn dẫn tới tốn chi phí thức ăn và chi phí điều trị thuốc.

Hướng xử lý đối với heo sau cai sữa bị tiêu chảy ở trại heo này:

Cho các con heo sau cai sữa bị tiêu chảy nhịn đói tạm thời 12-18 giờ, không làm ướt chuồng, giữ chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ tránh để heo bị lạnh bụng và tránh gió lùa.

Bổ sung thêm điện giải, gluco KC (pha 200g vào 100 lít nước) giúp cung cấp năng lượng cho con vật do đã cho nhịn đói nhưng heo không còn cảm giác quá đói dẫn đến phá chuồng.

d57593b9ea8d1dd3449c

Trường hợp con vật bị mất máu nhiều có thể tiêm thêm vitamin K để cầm máu.

Vệ sinh chuồng trại bằng cách phun thuốc sát trùng trong các ô chuồng có heo bị bệnh và các ô liền kề, cả ô chuồng nếu heo bị nhiều. Sử dụng sản phẩm Hi-cop (pha 5g bột trong 1 lít nước) hoặc Agri Germ 1510 (pha 2-8ml trong 1 lít nước) để phun sát trùng chuồng trại hàng ngày liên tục trong quá trình điều trị.

  • fd6b56bc5e88a9d6f099
  • f225697e7c4a8b14d25b

Về thuốc điều trị bệnh thì có các kháng sinh kìm khuẩn có hiệu quả trong điều trị bệnh hồng lỵ trên heo như tiamulin, lincomycin. Kháng sinh kìm khuẩn là gì thì bạn nên tham khảo bài viết trước của chúng tôi tại đây. Một số loại kháng sinh thay thế tiamulin như dimetridazole và carbadox, thường rất hiệu quả khi sử dụng trong cám cho heo ăn.

Với các heo bị bệnh có các triệu chứng đặc trưng của bệnh, có xu hướng diễn biến theo chiều hướng bệnh nặng lên nên được tách riêng ra ô chuồng để điều trị bằng cách tiêm kháng sinh.

Với trường hợp nhiều ô chuồng, hay cả dãy chuồng đều bị thì cần trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị toàn đàn. Lưu ý kiểm tra chất lượng nguồn nước của trại đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn (hiểu đơn giản là nước sạch và không có các mầm bệnh trong đó).

Do đặc điểm của bệnh là viêm loét niêm mạc ở ruột già (phần cuối mang tràng và kết tràng) do đó heo dễ mắc các mầm bệnh kế phát khác, do đó một số sản phẩm điều trị hiện nay có sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh trong điều trị bệnh này. Nếu lịch sử trại heo đã có hiện tượng kháng thuốc hoặc nhờn thuốc (hiểu đơn giản là sử dụng kháng sinh điều trị sau 5-7 ngày mà không có hiệu quả với các bệnh nhiễm khuẩn) thì nên làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh điều trị cho hợp lý và hiệu quả.

Có thể sử dụng Sử dụng sản phẩm TYLOTHI I (sản phẩm kết hợp hai loại kháng sinh kìm khuẩn là tylosin và kháng sinh thiamphenicol) tiêm đối với các con có biểu hiện cấp tính và diễn biến theo chiều hướng bệnh nặng.

điều trị heo sau cai sữa bị tiêu chảy
Sản phẩm TYLOTHI I (sản phẩm dạng tiêm)

Sau đó bạn có thể sử dụng DYNALIN-10 pha trộn với thức ăn với liều 1-1.5kg kháng sinh trộn trong 1 tấn thức ăn hoặc pha với nước uống để điều trị liên tục trong vòng 5-7 ngày.

điều trị heo sau cai sữa bị tiêu chảy
Bao bì sản phẩm Dynalin-10

Nếu trại heo của bạn không có các sản phẩm có chứa kháng sinh Tiamulin, bạn có thể sử dụng Lincomycin để thay thế. Dùng LINCOGEN I tiêm bắp với liều 1 mL/10 kg thể trọng, dùng trong 5-7 ngày với các con bị thể nặng. Đối với các con có biểu hiện thể nhẹ, bạn có thể trộn kháng sinh với thức ăn để giảm triệu chứng lâm sàng của heo sau 5-7 ngày dùng thuốc liên tục.

điều trị heo sau cai sữa bị tiêu chảy
Sản phẩm LINCOGEN I (dạng tiêm)

Vậy để phòng bệnh hồng lỵ gây nên tiêu chảy trên heo sau cai sữa thì cần giải pháp nào?

Hiện tại, vắc-xin để phòng bệnh hồng lỵ hiện vẫn chưa có do sự phức tạp và khác biệt trong cấu trúc bộ gene giữa các chủng gây bệnh do đó cần nâng cao các biện pháp đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học trong trại, đảm bảo các khâu vệ sinh, sát trùng, khử trùng đúng theo yêu cầu.

Kiểm soát chuột trong trang trại do chúng có thể mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trang trại và bệnh hồng lỵ có thể tồn tại trên heo ở dạng mang trùng (heo có mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện dấu hiệu lâm sàng nên không phát hiện được) vẫn bài thải ra môi trường trong trại heo.

Trong trường hợp ca bệnh này, do trại heo nhập heo giống từ các trại khác về nên cần có khu nuôi cách ly các heo giống này trước khi nhập đàn, nếu có thể thì dùng Dynalin-10 theo tỷ lệ 1-2,5 kg kháng sinh trong 1 tấn thức ăn, dùng trong thời gian chờ cách ly để đảm bảo chúng không mang mầm bệnh vào trong trại.

Giải pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh hồng lỵ nổ ra trong trại heo đó là cung cấp thuốc kháng sinh trộn với thức ăn hoặc nước uống ở giai đoạn cai sữa (nên cai sữa cho heo con sớm trước 3 tuần) để giảm và loại bỏ bệnh lỵ trên heo trước khi chúng chuyển sang giai đoạn heo tăng trọng. Trộn Dynalin-10 theo tỷ lệ 1-2,5 kg kháng sinh trong 1 tấn thức ăn, dùng trong 14-21 ngày kể từ khi cai sữa để phòng các bệnh có khả năng gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa.

Lưu ý, khâu vệ sinh chuồng trại để nuôi heo sau cai sữa phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sinh học, đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, hạn chế các mầm bệnh tồn tại trong môi trường chuồng nuôi. Brachyspira hyodysenteriae thường sẽ không sống được quá hai tuần trong đất hoặc chuồng cỏ được giữ khô ráo và tương đối không có phân khi thời tiết khô, ấm. Nên loại thải các con đã điều trị nhưng không thể trạng vẫn gầy còm và tăng trưởng kém, nuôi đúng mật độ đàn đảm bảo không quá đông hoặc quá thưa.

Như vậy, ở bài viết này chúng tôi đã cung cấp tới bạn các thông tin cần thiết để bạn có thể nhanh chóng để nhận biết bệnh hồng ly trên heo sau cai sữa bị tiêu chảy. Bài viết cũng giúp bạn có được hướng xử lý hiệu quả khi trang trại mình đang gặp phải các vấn đề heo sau cai sữa bị tiêu chảy. Nếu bạn muốn yêu cầu báo giá sản phẩm một trong các loại kháng sinh trên về sử dụng tại trang trại của mình, hãy đặt hàng ngay tại đây.

    Loại sản phẩm yêu cầu báo giá:

    Số liều yêu cầu báo giá:

    Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm các ca bệnh cụ thể và hướng xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể đăng ký để nhận bản tin mới nhất tại FVET Việt Nam. Nếu bạn cần hỏi bác sĩ thú y về các ca bệnh trên heo, gia cầm thì bạn có thể đặt câu hỏi hoàn toàn miễn phí tại FVET Việt Nam.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Xin đừng copy em!