Bệnh Tularemia là nguyên nhân khiến cho Thỏ bị ốm và sốt
Bệnh Tularemia ở thỏ còn được gọi là sốt thỏ, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do rận hoặc ruồi. Nguyên nhân của bệnh Tularemia là do mầm bệnh Tula. Không những truyền cho thỏ nhà, còn có thể lây lan sang động vật khác và thậm chí cả người. Vì vậy nhất định cần chú ý làm tốt công tác phòng chống.
Nguyên nhân bệnh Tularemia
Bệnh bắt đầu được nghiên cứu vào năm 1912,do Maccoy ở Toulon của California nghiên cứu phân lập được mầm bệnh và lúc đầu gọi là FranCisella Tularensis.
Năm 1921, Frensis đã chứng minh được là người có bị nhiễm bệnh này. Ông đề nghị gọi là bệnh Tularemia. Hiện nay, bệnh được phát hiện ở rất nhiều nước Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia…; ở Châu Phi cũng bệnh có những tài liệu chưa nhiều.
Ở Liên Xô (cũ) bệnh được phát hiện ở người năm 1926 trong một trạm chống dịch hạch ở Astrakhan, nhưng người ta đã thấy nhiều bệnh nhân có hạch to kéo dài từ trước đó rất lâu.
Ở Việt Nam, bệnh chưa được nghiên cứu, song đã có nhiều thông báo về các vụ dịch chuột, dịch sốt sưng hạch…

Thỏ, thỏ rừng và động vật gặm nhấm nhỏ là những động vật phổ biến nhất bị nhiễm bệnh này. Sự nhiễm bệnh được thấy ở những động vật hoang dã khác và đôi khi còn thấy ở vật nuôi trong nhà. Bệnh có thể được truyền nhiễm bằng nhiều cách:
- Qua các vết cắn của ve, rận nhiễm bệnh hoặc vết ruồi đốt.
- Xử lý mô hoặc chất dịch động vật bị nhiễm bệnh.
- Ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn.
- Hít phải vi khuẩn.
Triệu chứng của bệnh Tularemia
Có một vài trường hợp thỏ bị bệnh do sau khi bị truyền nhiễm. Vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng tiến vào hệ thống tuần hoàn. Nên dù chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt đã khiến thỏ con bị tử vong. Có khi phải mất đến 10 ngày mới có thể thấy được triệu chứng. Chỉ có một vài biểu hiện trước khi tử vong là tinh thần bất an, không ăn và vận động mất cân bằng. Trong quá trình bệnh kéo dài chỉ có biểu hiện là gầy yếu và kiệt sức. Nổi hạch, đặc biệt là ở dưới cằm, cổ, dưới nách và háng.
Để có thể bước đầu đưa ra chẩn đoán bệnh Tularemia, các bác sĩ sẽ căn cứ vào những điểm thiết yếu sau:
- Bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn và mệt nặng;
- Nốt sẩn nơi đường vào tiến triển thành vết loét;
- Hạch ở vùng tổn thương sưng to dần lên;
- Bệnh nhân có bệnh sử tiếp xúc với thỏ hay các loài gặm nhấm khác hoặc bị các loài chân đốt (ve, mò về mùa hè) đốt;
- Cấy dịch tại vết loét, máu hay chất hút hạch sẽ có vi khuẩn, hoặc phản ứng huyết thanh dương tính.
Bệnh Tularemia được đánh giá là bệnh của các loài gặm nhấm hoang dã, đặc biệt là ở thỏ và chuột nước. Francisella (Pasteurella) Tularensis là vi khuẩn chính gây bệnh ở người cũng như ở một số loài động vật.
Đa phần người bệnh thường xuyên tiếp xúc với mô động vật như lột da thỏ hay đánh bẫy chuột nước, hoặc ăn thịt động vật nhiễm bệnh. Ở người sẽ thường nhiễm khuẩn tại chỗ và đôi khi lan rộng, nhưng hầu như hoàn toàn không có biểu hiện gì. Thời gian ủ bệnh của bệnh Tularemia là từ 2 đến 10 ngày.
Quá trình bệnh lý
Do độ dài ngắn của quá trình bệnh không giống nhau. Vì vậy sự thay đổi của bệnh cũng có sự khác biệt.

Nếu bạn phát hiện thỏ của mình bị bệnh này, cũng không cần quá lo lắng sợ hãi. Đây không phải là bệnh mà các bác sĩ thú y không thể chữa được, thông thường có thể dùng thuốc kháng sinh trị bệnh cũng không khó khăn.
Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.