Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới WSPA

Hiệp Hội Bảo Vệ Động Vật Thế Giới “The World Society for the Protection of Animals” (viết tắt WSPA) là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận để bảo vệ động vật, đại diện cho nhiều Tổ chức hoạt động ở hơn 150 quốc gia, có trên 900 Hội thành viên.
Tổ chức Hiệp Hội
Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA có 13 Văn phòng đặt tại: Australia, Brazil, Canada, Colombia, Costa Rica, Denmark, Germany, Hà-Lan, New Zealand, Tanzania, Thailand, Hoa-Kỳ và Anh-Quốc.
Lịch sử
Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA do hai Tổ chức Bảo vệ động vật nhập lại vào năm 1981, có tên là” Liên Đoàn Thế Giới Bảo Vệ Động Vật- World Federation for the Protection of Animals (WFPA) thành lập năm 1953 và “Hội Quốc Tế Bảo Vệ Động Vật”International Society for the Protection of Animals (ISPA) thành lập năm 1959.
Tôn chỉ
Bằng chính tên của mình Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA vì một Thế giới không còn những ngược đãi tàn bạo với động vật, có nghĩa vụ xây dựng một Trái đất an toàn cho động vật.
Các chiến dịch
Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA không chỉ có trách nhiệm chống lại sự ngược đãi và các hành vi tàn bạo với các loài động vật nói chung mà còn trực tiếp mở chiến dịch hành động ngăn cấm các trò chơi, hoạt động dã man với động vật như: Đấu bò tót – bullfighting, Chó trêu chọc, cắn xé gấu- Bear baiting, Nghề săn cá voi- whaling, Săn bắt và nuôi giữ cá Heo-Dolphins, Thu gom nuôi và chăn nuôi động vật hoang dã, và ngăn chặn việc bắt các động vật trung thành như Ngựa phải làm việc.
Ngay từ năm 1991, Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA đặc biệt nổi tiếng về phát động chiến dịch giải phóng đàn gấu, ngăn cấm việc chăn nuôi gấu ở các trang trại, trò chơi dùng chó trêu chọc, cắn xé gấu- bear baiting. Hiện nay WSPA vẫn tiếp tục tài trợ và cố vấn cho các Hội thành viên về bảo vệ, bảo tồn những con gấu đang bị săn đuổi, giam cầm. Có thể nói rằng: nhờ có sự nỗ lực của WSPA mà sự đẫm máu tàn ác của môn thể thao” trò chơi dùng chó trêu chọc, cắn xé gấu- bear baiting” đã hoàn toàn chấm dứt ở Pakistan.
Ngoài các chiến dịch đặc biệt trên, Hiệp Hộii Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA còn tư vấn và hỗ trợ về mặt pháp lý cho nhiều Quốc gia góp phần tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ động vật. Chiến dịch Quốc tế của Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA hoạt động theo mục đích của ” Công ước Quốc tế Bảo vệ Động vật” Universal Declaration on Animal Welfare (UDAW) trở thành một văn kiện pháp lý chính thức về Bảo vệ động vật của Liên Hợp Quốc.
Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA cũng thiết kế và hỗ trợ các Chương trình giáo dục cộng đồng về chăm sóc, bảo vệ động vật giành cho các bác sỹ Thú y, các chủ nuôi động vật và thanh thiếu niên.
Chăm sóc sức khoẻ động vật
Ngoài việc mở các chiến dịch cộng đồng, Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA còn tích cực trợ giúp chăm sóc sức khoẻ cho động vật. Sau thảm hoạ thiên nhiên hoặc chiến tranh nhiều chủ thiệt mạng, vật nuôi của họ được chăm sóc ăn uống, nơi ở và thuốc men chữa trị chu đáo. Động vật hoang dã chịu nặng nề nhất sau các thảm hoạ thiên nhiên. Sự mất mát, tàn phá các trang trại trong thiên tai làm mất cân bằng an ninh thực phẩm,mất nhiều thời gian cân bằng cho cuộc sống của cộng đồng con người và giới động vật. Thảm hoạ khủng khiếp trong lịch sử là: Sóng thần năm 2004, Bão lớn Hurricane Katrina… Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA đã cung cấp thức ăn, điều kiện nuôi và chăm sóc động vật, giải quyết hậu quả sau các thảm hoạ.
Hiệp Hội Bảo Vệ Động vật Thế Giới WSPA còn tài trợ kinh phí cho các Bệnh viện Thú y lưu động để cứu hộ động vật, thiến và triệt sản cho đàn chó mèo ở những nước cần kiểm soát sinh sản gia tăng quá mức chó mèo. Ở Châu Mỹ La-tinh, các bệnh viện lưu động còn chăm sóc sức khoẻ cho đàn ngựa mà các chủ nuôi không đủ tiền và hiểu biết để nuôi chúng.
Loại hình: Tổ chức phi Chính phủ.
Thành lập năm 1981
Chủ Tịch: Staff Ranald Munro
Tổng Giám đốc: Peter Davies
Phạm vi hoạt động: Toàn Thế giới.
Nhiệm vụ: Bảo vệ động vật
Website www.wspa-international.org
Bác sĩ thú y Hoàng Ngọc Báu dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em!