Viêm vú, viêm tử cung và mất sữa được coi là một hội chứng do phức hợp của căn nguyên bệnh thường biến đổi và gặp trên heo nái sinh sản.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm đường tiết niệu, bàng quan dẫn đến sự lây lan rộng sang các cơ quan khác như tuyến vú, tử cung, âm đạo…
Bệnh cũng có thể do thời gian sinh của thú kéo dài, cổ tử cung mở rộng sau khi sinh, sự can thiệp của con người trong quá trình đỡ đẻ gây trầy xước trong đường sinh dục dẫn đến các vi khuẩn cơ hội như: E.coli,Klebsiellaspp,Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus,… tấn công gây viêm nhiễm.
Hiện tượng sót nhau hay sót con nếu không can thiệp kịp thời cũng sẽ gây viêm tử cung. Bệnh viêm vú thường do chuồng trại vệ sinh kém, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa ở đầu vú, hoặc theo đường máu qua vết thương hoặc do sữa ứ đọng trong bầu vú là điều kiện cho thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng – Bệnh tích
• Heo nái biểu hiện sốt cao 40 – 410C, bỏ ăn, giảm uống nước, không cho con bú (do vú viêm sưng và đau).
• Bầu vú bị viêm sờ vào thấy cứng và nái có biểu hiện đau. Âm đạo chảy dịch lợn cợn (có mủ, màu hồng hay màu xám đen), có mùi hôi, heo nái ra dịch màu trắng có thể quan sát được ở âm đạo một số heo nái.
• Heo con theo mẹ thường ốm và tiêu chảy.
Phòng và cách điều trị
Phòng bệnh:
• Vệ sinh chuồng trại bằng cách phun thuốc sát trùng trong các ô chuồng có heo bị bệnh và các ô liền kề, cả ô chuồng nếu heo bị nhiều. Sử dụng sản phẩm Hi-cop (pha 5g bột trong 1 lít nước) hoặc Agri Germ 1510 (pha 2-8ml trong 1 lít nước) để phun sát trùng chuồng trại hàng ngày liên tục trong quá trình điều trị.
• Cung cấp nước uống, thức ăn đầy đủ.
• Sau khi nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ chích một liều kháng sinh Vetrimoxine 1ml/10kgP và Oxytocin 2 – 4 ml/nái, chú ý xem nái còn rặn hay không.
• Chích Oxytocin với liều 5ml/nái để kích thích tiết sữa khi phát hiện nái bị viêm vú.
• Trộn CTC 15% 350ppm trong thức ăn, 1 tuần trước và sau khi đẻ.
Cách điều trị bệnh viêm tử cung ở heo nái:
Kháng sinh trộn cám
Nk – Amocine: sử dụng 4 tuần.
CTC 15%: sử dụng 4 tuần
Tilosina 200 sulfa G: sử dụng 4 tuần
Kháng sinh tiêm:
Invemox LA: tiêm 3-5 ngày
Ampisure: tiêm 3-5 ngày
Gentamycin 10%: tiêm 3-5 ngày
Tenalin: tiêm 3-5 ngày
Nobac.CFr: tiêm 3-5 ngày
Kanamycin: tiêm 3-5 ngày
Sulfatrimethoprim: tiêm 3-5 ngày
Nếu bạn muốn yêu cầu báo giá sản phẩm loại kháng sinh để điều trị bệnh tại trang trại, hãy điền ngay thông tin tại đây.