Thỏ bị ngộ độc – cách xử lý tại nhà

Cach xu ly tai nha

Con đường khiến thỏ bị ngộ độc thường thông qua chế độ ăn uống. Khi thỏ ăn nhầm thực vật có độc hoặc thức ăn bị hỏng, bị biến chất có thể dẫn đến vấn đề ngộ độc. Vì thế khi nuôi thỏ nhất định phải chú ý đến tình hình ăn uống của chúng. Xem đồ ăn có tươi mới và an toàn không.

Thỏ bị ngộ độc photpho hữu cơ

Phần lớn là vì ăn nhầm thực phẩm đã bị phun thuốc trừ sâu. Hoặc do nồng độ và phương pháp khử độc tẩy giun không phù hợp dẫn đến. Thỏ bị ngộ độc thường có biểu hiện chảy nước dãi, đau bụng, tiêu chảy, bất an, co rút, đồng tử co nhỏ, thở gấp… tỉ lệ tử vong cao.

Thỏ bị ngộ độc

3 cách điều trị

  • Dùng 15mg Pralidoxime cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch. Mỗi ngày 2 – 3 lần, dùng liên tục trong 2 – 3 ngày.
  • Dùng 1 – 5ml atropine sulfate tiêm dưới da. Cách 2 – 4 giờ tiêm một lần, đến khi triệu chứng biến mất.
  • Dùng 20 – 40ml đường glucozo 10% tiêm tĩnh mạch.
Thỏ bị ngộ độc

Thỏ bị ngộ độc thực vật

Thỏ nhà thường có năng lực phân biệt thực vật có độc. Nhưng khi khi cỏ tươi bị héo hoặc thực vật có độc bị trộn chung với những loại cỏ khác, sẽ dễ bị ăn nhầm và dẫn đến trúng độc. Thực vật có độc thường thấy là xa tiền, hoa bìm bìm,…

Thỏ bị ngộ độc

Triệu chứng khi bị ngộ độc là nôn mửa, chảy nước dãi, đau bụng, tiêu chảy, dần mất đi sự nhận thức hoặc mất cảm giác, khó thở,… Bị ngộ độc thực vật thường không có cách giải độc, quan trọng là ngày thường phải phòng tránh. Chỉ có thể tiến hành rửa ruột để cứu thỏ con.

Thỏ bị ngộ độc

Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em!