Chó bị táo bón, vài ngày rồi không đi “nặng” có khiến bạn lo lắng cho sức khỏe cún yêu của mình! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến táo bón ở chó và cách điều trị nhé!
1. Táo bón là gì?
Cũng như ở người, “táo bón” là hiện tượng mà phân không được sản xuất bình thường theo lịch trình thường xuyên. Đối với chó, bình thường sẽ đi vệ sinh nặng một hoặc hai lần mỗi ngày. Những con chó đang bị táo bón sẽ không “đi” được, khó đi đại tiện hoặc phân cứng như đá.
Trong vài ngày không “đi”, chó có thể giữ lại phân khô và cứng trong đường tiêu hóa của chúng. Đây được gọi là chứng táo bón , trong đó có rất nhiều chất phân bị nén, khô lại và con chó không thể đi đại tiện được.
2. Dấu hiệu nhận biết chó bị táo bón
Các dấu hiệu của bệnh táo bón khá rõ ràng, bao gồm:
- Không đại tiện trong một vài ngày;
- Phân khô, cứng, có cảm giác như đá cuội khi bạn nhặt chúng lên.
- Chó cố gắng đi đại tiện ít hoặc không có kết quả, hoặc tạo ra một lượng nhỏ chất lỏng phân trộn với máu;
- Chứng khó tiêu, đau hoặc đại tiện khó.
3. Nguyên nhân gây ra chó bị tạo bón
Chó bị táo bón có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có 2 nguyên nhân điển hình nhất được chia ra là do nguyên nhân từ môi trường bên ngoài tác động. Và do chính sự ảnh hưởng từ bên trong cơ thể chó.
Chó bị táo bón do môi trường bên ngoài
- Chó bị nhốt và xích quá lâu: không được giải phóng kịp thời nên thường xuyên phải nhịn. Việc này xảy ra nhiều lần lặp đi lặp lại như thế cũng làm chó bị táo bón. Đơn giản vì phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ khô cứng lại do quá trình hấp thụ lại nước. Đây là lí do chính khiến chó bị táo bón
- Chó bị táo bón có thể là do nuốt phải các dị vật: xương, thực vật, đất, sỏi/đá có thể khiến phân to lên, khô đanh lại và gây táo bón
- Chế độ ăn cũng ảnh hưởng lớn đến phân của chó: Nếu bạn cho chó ăn quá nhiều hoặc quá ít chất xơ chúng cũng có thể bị bệnh
Chó bị táo bón do ảnh hưởng từ bên trong cơ thể
Đôi khi chó bị táo bón do ảnh hưởng từ chính bên trong cơ thể của nó. Những nguyên nhân và nguồn gốc này thường khó nhận biết hơn so với việc chó bị táo bón do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Sau đây, petmart.vn có thể đưa ra một vài nguyên nhân từ bên trong làm chó bị táo bón cục bộ.
Các cơn đau bất chợt
Chó cảm thấy đau đớn ở hậu môn, vùng gần hậu môn hoặc các chấn thương chỉnh hình. Có thể do tác động mạnh, áp-xe tuyến hậu môn. Ngoài ra, viêm khớp cũng khiến cho các tư thế ngồi của chó trở nên khó khăn. Từ đó khiến chó ngần ngại trọng vệ sinh và bị táo bón.
Tắc ruột
Quá trình đào thải phân cũng có thể bị trì trệ bởi khối u. Chúng gây ra sự đau, rát, vướng víu. Lông tóc quấn sít vào nhau, đóng thành búi lông lớn gây tắc ruột. Thường xảy ra ở chó mèo lông dài. Đó là còn chưa nói đến các biến dạng nội tạng.
Thoát vị xương chậu
Tuyến tiền liệt phình to cũng dẫn tới táo bó. Xương chậu rạn nứt thì sau khi bình phục, khung xương sẽ hẹp hơn. Tác động xấu tới đại tràng, hạn chế lưu lượng phân đi qua đó.
Thần kinh cơ
Cũng có thể là nguyên nhân khiến chó bị táo bón. Rối loạn thần kinh cơ làm suy yếu chức năng của đại tràng. Dị tật cột sống, đĩa đệm bất thường ở khu vực gần xương chậu gián đoạn quá trình đào thải phân.
Rối loạn tiêu hóa
Suy tuyến giáp hoặc suy thận có thể làm cho việc tiết dịch tiêu hóa bất ổn định và mất cân bằng điện giải. Sự mất cân bằng này gây mất nước, giảm co cơ ruột. Kết quả là chó bị táo bón do phân bị trữ quá lâu trong ruột.
Thuốc gây nghiện làm chó bị táo bón
Nếu thuốc kháng sinh khiến chó bị tiêu chảy . Thì những thuốc có chất gây nghiện như thuốc giảm đau cũng có thể gây chứng táo bón ở chó.
4. Làm gì nếu chó bị táo bón
Bạn hãy theo dõi chú chó của mình! Nếu vấn đề chỉ mới bắt đầu trong 1-2 ngày chó nhà bạn chưa đi nặng thì có một vài biện pháp khắc phục tại nhà chú chó của bạn có thể đi vệ sinh bình thường. Một số bí quyết cũ để điều trị táo bón bao gồm:
Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn
- Một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể cho chó ăn là: cà rốt, đậu que, bí đỏ, bông cải xanh…
- Với những chú chó ăn quá nhiều thịt và lười ăn rau, bạn có thể bổ sung bằng thức ăn chay cho chó Natural Core ECO10. Đây là thức ăn được làm hoàn toàn từ các loại rau, củ, quả hữu cơ, giàu chất xơ và vitamin, hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa táo bón cũng như đào thải mỡ thừa, chất độc tích luỹ trong cơ thể.
Luôn cung cấp đủ nước cho chó:
Nước giúp làm mềm phân và dễ đi ra ngoài hơn. Vì thế, bạn phải cung cấp đủ nước cho chó. Nếu bé lười uống, bạn có thể thêm nước vào thức ăn.
Không cho chó ăn cỏ:
Việc chó ăn cỏ là rất ít xảy ra nhưng bạn nên chú ý vì cũng có một số chú chó hay ăn cỏ ở ngoài sân bởi vì chó ăn cỏ có thể khiến chúng bị táo bón.
Cho chó vận động
Nên dành thời gian 30 phút mỗi ngày để đi dạo cùng chó. Vận động thường xuyên sẽ tăng nhu động ruột, dễ đào thải chất thải ra ngoài hơn.
Dắt cho đi vệ sinh hằng ngày
Bạn để ý nếu thấy chó có dấu hiệu buồn đi vệ sinh nên đưa chó đi vệ sinh bởi nếu càng để chó nhịn đi vệ sinh lâu sẽ khiến phân bị tắc trong ruột và gây nên nguy cơ táo bón
Cắt lông thường xuyên phần hậu môn cho chó:
- Những chú chó lông dài thì thường phần hậu môn lông cũng dài hơn và khi cún đi vệ sinh sẽ khiến phân bị dính lại ở phần lông. Nên bạn cần thường xuyên cắt lông cho chó để giúp chúng đi vệ sinh thoải mái hơn.
- Ngoài ra, nên để ý không cho chó ăn lông của mình vì có nhiều chú chó thường hay ăn lông của mình và gây lên táo bón.
Thiến chó
- Nhiều trường hợp phải thiến chó để chó không bị táo bón vì thông thường một số chú chó đực già thì tuyến tiền liệt bị phình to ra khiến phân chó khó đi qua đường ruột khiến cho bị táo bón và bác sĩ khuyên các bạn nên thiến cho.
- Thông thường các chú chó già thường hay bị táo bón hơn nguyên nhân là do các chú chó này thường lười vận động đồng thời khi chó có tuổi thì đường ruột bị trì trệ và tăng khả năng bị táo bón.
- Chó có thể bị táo bón khi có khối u trong đường ruột vì gây dồn nén và giảm kích thước ruột, trực tràng và hậu môn nên bác sĩ có thể chuẩn đoán khối u trong đường ruột gây lên cho chó.
5. Khi nào nên đưa chó bị táo bón đến bác sĩ thú y
Táo bón có thể là dấu hiệu của một số bệnh rất nghiêm trọng. Táo bón lâu dài hoặc mãn tính có thể dẫn đến sự tích tụ của phân khô và mắc kẹt trong ruột kết, được gọi là chứng táo bón. Điều này có thể góp phần vào một tình trạng khác được đánh dấu là không thể đại tiện bình thường. Đại tràng trở nên căng phồng và mất khả năng di chuyển phân theo đó. Táo bón mãn tính vừa là nguyên nhân vừa là dấu hiệu của rối loạn này.
Khi bạn đến gặp bác sĩ thú y, bạn hãy cung cấp cho bác sỹ càng nhiều thông tin càng tốt, bao gồm:
- Lần cuối cùng con chó của bạn đi tiêu bình thường
- Màu phân và độ đặc
- Những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc thói quen của chó
- Những món không phải thức ăn mà con chó có thể đã ăn (có thể bao gồm bất cứ thứ gì từ xương đến phân mèo con)
- Căng thẳng hoặc đau khi cố gắng đi
- Thuốc điều trị
- Thương tích
- Các dấu hiệu khó chịu khác, đặc biệt là nôn mửa, hôn mê hoặc xuất hiện đầy hơi.
Tùy thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, việc kiểm tra thú y có thể bao gồm:
- Sờ bụng
- Khám trực tràng
- X quang vùng bụng
- Thuốc xổ
- Siêu âm hoặc nội soi đại tràng
- Công thức máu hoàn chỉnh
- Phân tích nước tiểu
- Khám thần kinh
Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.