Mèo bị áp xe – nguyên nhân và biện pháp điều trị

Bien phap dieu tri khi meo bi ap

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận viết và các biện pháp điều trị khi mèo bị áp xe.

Các vết cắn, vết thương hoặc nơi tiêm bị nhiễm trùng đều có thể trở thành ổ áp xe mủ (bọc mủ) trên cơ thể mèo do tụ máu, nhiễm khuẩn sinh mủ. Dịch viêm càng ngày càng nhiều không thoát ra được, ứ lại làm sưng phồng da. Đặc biệt các giống mèo lông dài khó phát hiện ngay các ổ áp xe vì bị lông che lấp. Mèo rất khó chịu, có nguy cơ tử vong do nhiễm trùng máu.

Mèo đực chưa thiến có xác suất bị áp xe cao vì chúng phải đánh nhau tranh giành bạn tình hoặc ngay lúc giao phối thường bị chính mèo cái gây sát thương.

Triệu chứng khi mèo bị áp xe

Thường thấy mèo bị áp xe ở vùng đầu, cổ hoặc lưng, khấu đuôi… là những nơi dễ bị xây xát, tổn thương do va chạm cơ học hoặc cắn nhau bị nhiễm trùng. Sờ thấy có nổi u cục lúc đầu cứng, sau khi nhiễm trùng sinh mủ, ổ áp-xe to dần, mềm, lâu ngày có thể tự vỡ và bốc mùi tanh hôi khó chịu.

Mèo bị áp xe

Nguyên nhân mèo bị áp xe

  • Hơi sốt lúc đầu.
  • Sưng, đau, rụng lông , hay liếm vào ổ áp xe.
  • Biếng ăn, mèo non thậm chí bỏ ăn, kêu nhiều.
  • Nếu ở đùi, chân có thẻ khó di chuyển, què.
  • Mỏi mệt, có thể hôn mê khi nhiễm trùng máu và trúng độc do độc tố của vi khuẩn.
Mèo bị áp xe

Biện pháp điều trị áp xe mủ như thế nào?

  • Thủ thuật mổ, chích tháo dịch mủ viêm trong ổ áp xe.
  • Loại bỏ các tổ chức tế bào hoại tử của bọc áp xe.
  • Điều trị bằng kháng sinh và truyền dịch nếu có dấu hiệu nhiễm trùng máu và trúng độc.
Mèo bị áp xe

Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em!