4 điều cần biết với người mới nuôi cún

phoi giong cho poodle1

Như các bạn đã biết đó, để có một em cún khỏe mạnh, không phải cứ đến chọn một em trông nhanh nhẹn và về cho ăn nhiều, tắm sạch và nghịch khỏe là được , an toàn. Vậy muốn nhận biết và nuôi một em cún khỏe thì phải làm cách nào???

1. Nơi bạn chọn mua chó

– Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ, hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, có gia phả: đó là những bé nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaccin phòng dịch, ngày tẩy giun sán.

– Nên mua chó trên 2 tháng tuổi nhanh nhẹn.

– Bạn không nên mua chó ở các shop không có nguồn gốc rõ ràng, khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao.

2. Khi mang chó về cần làm gì?

-Kiểm tra sức khoẻ:

Bạn nên đưa cún đến BS Thú Y có kinh nghiệm khám sức khoẻ tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn, và yêu cầu bác sỹ cấp “Sổ theo dõi sức khoẻ” cho cún có ghi số điện thoại và địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

– Chuẩn bị chỗ ở của cún:

Thoáng mát, ấm, có đủ không khí, không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh, ho. Tránh để chó cún ở vị trí cao: cửa sổ, ban công, cầu thang vì dễ rơi ngã.

Tắm cho cún:

Khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay, nếu thấy cún hôi có thể dùng phấn tắm khô tắm. Vì nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Chỉ nên tắm mỗi tuần 1 lần. Tốt nhất bạn hãy sử dụng một loại sản phẩm dầu tắm hay xà phòng tốt chuyên dùng cho chó. Nếu như không mua được bạn có thể dùng dầu gội đầu của người với hoạt tính trung bình hoặc các loại lá như chè tươi hay bồ kết vì có tính diệt khuẩn cao mà không gây rối loạn nội tiết cũng như làm hỏng lông.

tam cho cho 1

– Những đêm đầu tiên xa mẹ, xa chủ cũ chó có thể kêu sủa .Bạn hãy âu yếm vuốt ve để chó yên tâm trong vòng tay bạn.

3. Chế độ ăn uống

– Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng :Protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin E từ các thức ăn tự nhiên. Không nên lạm dụng thuốc, hoặc thức ăn tổng hợp.

– Cho ăn khoảng 3-4 bữa/ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch, luôn đầy đủ. Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn :bát, đĩa…phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng.

Giai đoạn mới sinh ( từ 2-4 tháng tuổi)

Chia nhỏ thành 4 bữa ăn mỗi ngày, mỗi bữa cách nhau từ 4-5 tiếng.

+ Sáng: Thức ăn khô ngâm nước hoặc sữa. Đây là các thực phẩm tránh bị đau bụng khi ăn vào và đầy đủ chất nhất.

+ Trưa: Cơm, có thể kết hợp sử dụng men tiêu hóa Biolatyl của người trộn cùng vào. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 gói, chia làm 2 lần. Rau, trái cây thay phiên nhau là những thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn.

+ Chiều: Cơm, có thể mua thịt gà xay hoặc đầu gà cắt mỏ hầm nhừ rồi trộn vào.

+ Tối: Thức ăn khô giống bữa sáng. Các nhãn hiệu thức ăn khô được khuyên dùng là: Royal, ANF, Classic.

thuc an cho cho con 1

Giai đoạn từ 1 năm tuổi trở đi

+ Bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: thịt gà, gạo, bột bắp gluten, gạo nâu, yến mạch, bột củ cải khô, hương gà tự nhiên, muối, dầu cá cơm (EPA/DHA), dầu đậu nành, chất béo gà, vitamins (A, B1, B2, B6, B12, C, E, D, D3), calcium, khoáng chất ( kẽm, sắt sulfat, mangan, đồng sunfat, iodat canxi, natri selenit ), …

+ Đối với những chú chó mang bộ lông đẹp như: chó Samoyed, Husky, Alaska nên cho chúng ăn nhiều trứng vịt lộn vì trong đó chứa đạm, khoáng, canxi và vitamin E. Tuy nhiên, chỉ đưa trứng vịt lộn vào thực đơn khi cún cưng đã quen với thực đơn sẵn có. Một vài trường hợp chú chó ăn ngon quá dẫn đến việc không ăn cơm, không có trứng là bỏ ăn luôn, hình thành thói biếng ăn. Với chó con, chỉ ăn tối đa 1 trứng/ tuần, trên 5 tháng 3 trứng/ tuần.

thuc an cho poodle nen duoc xe nho

– Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn rầu, mệt mỏi, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn, hoặc uống sữa, nên mời Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn. CHO ĂN CƯỠNG BỨC LÚC NÀY RẤT NGUY HIỂM CHO CÚN.

– Không cho ăn thức ăn ôi thiu,thức ăn thừa của mèo, cám lợn, hoặc nứớc rác, phân người và động vật khác. Những mùi “dễ sợ” với người thường “dễ chịu” với chó. Bạn hãy cẩn thận đấy!

Kinh nghiệm cho ăn

+ Khi cho chó ăn, nếu thấy bụng chó tròn lên thấy rõ thì bớt đồ ăn lại vì như vậy không tốt cho hệ tiêu hóa của chó. Trước khi cho ăn, cho chó chơi gì thì chơi nhưng phải nghỉ 10-15 phút mới cho ăn. Sau khi cho ăn cũng không cho chó hoạt động tầm 30-60 phút.

+ Sau khi đi dạo buổi tối, có thể cho chúng uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng.

– Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép, đệm mút sa-lông, việc này không những hỏng đồ mà khi chó ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Bạn nên để chó tránh xa các thứ này. Hãy tìm mua trên thị trường những”cục xương giả“, “đồ chơi” giành riêng cho chó, được các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất.

NHỮNG THỨC ĂN CẤM KỊ VỚI CÚN:

– Thức ăn nóng (vừa mới nấu xong), thức ăn lạnh (lấy từ tủ lạnh ra), đồ ăn cay, đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói;

– Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín. Lý do là cá nước ngọt và cá biển sống có thể có trứng giun, sán dễ truyền bệnh cho chó;

– Không nên cho chó ăn xương. Điều này có vẻ như trái với quan niệm xưa nay về chú chó luôn say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương chính là tai họa đối với loài chó. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ;

– Không nên cho chó ăn quá nhiều mì, các loại đậu, bánh mỳ trắng, khoai tây…;

– Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trửơng thành;

– Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt);

– Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống;

– Trong thức ăn chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu…;

– Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.

4. Chăm sóc sức khỏe, phòng trừ dịch bệnh

Các loại thuốc dùng để chữa các bệnh nhẹ cho cún:

  • Canxi: Calcil delice, bổ sung canxi. Bé còn nhỏ thì cho uống 1 tuần 2 viên. Hoặc Cancium corbire 1 tuần 2 ống. Ngoài ra bổ sung đầu gà ninh mềm mỗi ngày
  • Berberal: Chống đau bụng, bé bị tiêu chảy cho uống 2 viên/lần, ngày 2-3 lần. Thuốc không uống lâu dài được và ngưng thuốc có thể vẫn tiêu chảy lại. Nếu tiêu chảy kéo dài nên cho uống tràng vị khang, thuốc này làm từ cây cỏ nên ít độc hơn, có thể dùng được cho chó có bầu.
  • Heartgard for dog up to 25lbs (6 viên): trị bệnh giun tim cho bé. Đây là bệnh lây nhiễm cho người, đồng thời giảm 50% nguy cơ chết bất ngờ ở chó. 1 tháng 1 viên đối với chó dưới 6 tháng tuổi, chó trên 6 tháng uống liều theo số ký mỗi 3-6 tháng 1 lần.
  • DaehwaDemacot (thuốc chữ 7 màu): trị viêm da – bệnh thường xuyên ở Samoyed.
  • Dexoryl virbac eardrop: Thuốc nhỏ tai, trị viêm tai. Mỗi khi tắm xong thì lấy oxi già rửa tai sạch sẽ cho bé, rồi nhỏ thuốc vào. Mỗi tuần rửa tai cho bé 2-3 lần.
  • Biosubtyl: Men tiêu hóa dành bé chán ăn, hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Frontline Plus Veterunaire: Nhỏ dọc sống lưng (vén lông ra) từ cổ đến đuôi, 1 tháng 1 lần là 1 ống. Trị ve, bọ chét các loại.
  • BAR – thuốc giải độc gan: Giúp lọc gan, cơ thể cún bớt nóng hoặc chữa được bệnh viêm da nhẹ.
  • Omega 3 6 9: 1 viên/ ngày. Cung cấp dầu cá, vitamin A và một số khoáng chất giúp đẹp lông và đôi mắt sáng lanh lợi. Uống liên tục hết hộp ngưng 10 ngày rồi uống tiếp.
  • Peritol: Thuốc giành cho cún kén ăn. 1 ngày 2 viên, sáng – chiều, uống trước khi ăn 30 phút. Uống 7 ngày phải ngưng 3 ngày sau đó mới uống tiếp.
  • Chó bị cảm cúm, chảy nước mũi: Bisolvon, Decolgen, Vit B1, meloxecam 2-3 lần/ngày tùy theo trọng lượng chó.
  • Chó bị mắt đỏ do bụi dơ hoặc chảy nước mắt: bổ sung thêm vit A, nhỏ mắt Natri Cloric mỗi ngày 3-4 lần.
  • Chó bị đục mắt: bôi thuốc mỡ tetracyclin.

Tẩy giun sán:

– Đối với chó dưới 6 tháng tuổi, nên tẩy giun khi được 1 tháng tuổi. Sau đó mỗi tháng tẩy lại 1 lần cho đến khi được 6 tháng tuổi.

– Đối với chó trên 6 tháng tuổi, nên tây giun 3-4 tháng /1 lần.

Tiêm phòng bệnh.

Bạn cần thiết phải tiêm phòng bệnh cho chó của bạn nếu muốn nuôi chúng lâu dài bởi những bệnh tật sau đây là rất nguy hiểm cho tính mạng của chúng.

– Bệnh :

  • Carre(Carre Distemper)
  • Pavovirus (Canine Pavovirus)
  • Viêm gan (Adenovirus type 1)
  • Bệnh hô hấp (Adenovirus type 2)
  • Bệnh phó cúm (Parainfluenza)
  • Leptospirosis

– 1 năm tuổi tái chủng hàng năm

Thông thường những bệnh trên thường tiêm chung trong một mũi vaccine. Mong các bạn khi đem cho đi tiêm hỏi rõ chỉ định của bác sỹ thú y

– Đặc biệt với bệnh dại:12 tuần tuổi có thể tiêm và được tiêm nhắc lại hàng năm

CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT CHÚ CÚN KHỎE MẠNH!

Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em!