Những chú chó con mới sinh trông rất non nớt và yếu ớt, cũng như trẻ sơ sinh mới đẻ cần đảm bảo phải có chế độ chăm sóc tốt nhất thì đối với cún con cũng vậy, đây là thời điểm mà cún cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận và đúng khoa học. Để đảm bảo rằng lứa chó con mới sinh sẽ được phát triển khỏe mạnh và an toàn thì bạn cần tham khảo một số phương pháp chăm sóc để chăm nom tốt cho đàn chó của mình.
Đặc điểm phát triển của chó con mới sinh
Trước khi chăm sóc và đúc rút được những kinh nghiệm nuôi chó con đang bú sữa mẹ, thì bạn cần phải hiểu được đặc điểm sinh lý của chó con trong giai đoạn này.
Khi chó con mới sinh, cơ thể chúng hoàng toàn không phụ thuộc vào chó mẹ nên các yếu tố về thân nhiệt, sức đề kháng của chó con còn rất yếu.
- Từ khi mới sinh đến ngày thứ 5, chó con chưa mở mắt, lỗ khe tai đóng và chó con chuyển thộng theo phản xạ tự nhiên
- Từ ngày tuổi thứ 5 – 8: Khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển.
- Từ ngày tuổi thứ 11-16: thính giác đã hoạt động bình thường.
- Từ ngày tuổi thứ 20 25: răng sữa bắt đầu mọc. Trong khoảng 8-10 ngày (kể từ khi mọc răng) răng cửa và răng nanh mọc xong.
Đảm bảo vệ sinh và điều kiện sống cho chó con
Khi chó con mới sinh, chúng rất yếu và non nớt. Bạn cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố về vệ sinh ổ chó phải sạch sẽ thoáng về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Vì chó mẹ sau khi đẻ có thể bị ướt vì nước và các chất dịch nhầy làm bẩn ổ, nên tốt nhất là nên thay và lót bằng những tấm vải mềm vào ổ để chó mẹ và chó con nằm.
Hơn nữa, thân nhiệt của chó con chưa ổn định, trong những ngày đầu, nên tháp một bóng đèn neon 40W cho chó sưởi và giữ nhiệt là tốt nhất. Có thể dùng bóng điện trong 1 tuần đầu tiên rồi sau đó có thể dừng.
Theo dõi và chăm sóc chó con cho bú thường xuyên
Sau khi chó con được sinh và vệ sinh lau khô sạch sẽ, bạn nên cho chó con bú sữa mẹ ngay. Vì sữa đầu luôn có nhiều chất kháng thể, giúp cho chó con chống đỡ và hạn chế tối đa các bệnh về sau này, giúp chó con khỏe mạnh hơn. Nhiều chó con mới sinh, không thể tìm được vú chó mẹ nên có thể dẫn đến tình trạng bị chết đói. Có thể một phần là do chó mẹ quá vụng về không biết chăm con. Nhưng nếu như thế, bạn cần đưa núm vú chó mẹ vào miệng chó con để chúng có thể bú sữa.
Chế độ ăn dặm cho chó con trong thời kỳ đang bú sữa
Từ ngày thứ 5 trở đi bắt đầu cho chó con ăn thêm vài thìa canh sữa bò tươi/con/ngày (hãy luôn hâm nóng sữa cỡ nhiệt độ cơ thể chó con), lúc đầu cho bú bằng vú cao su, về sau rót vào đĩa và dúi mõn chó con vào đĩa sữa để chó con tự liếm sữa.
Tuần tuổi thứ 2 tăng lượng sữa lên 200-300gam sữa bò tươi/con/ngày cho đến lúc chó đến 1 tháng tuổi. Đồng thời từ ngày tuổi thứ 15 cho chó con ăn thêm cháo gạo nấu với thịt xay hoặc băm nhỏ (20g/con), ngày cho ăn 1-2 bữa. Nếu có điều kiện nên bổ sung thêm vào sữa 2 ống Cloruacanxi/con/ngày. Từ ngày thứ 21-30 cho chó con ăn 2 bữa/ngày hỗn hợp cháo gạo nấu với thịt băm nhỏ (20-50g/con)+ sữa có trộn 1-2 giọt Tetravit hoặc Trivit.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ xung và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chó mẹ đển có nhiều sữa cho chó con bú nhé. Cũng rất đơn giản thôi, bạn cho chó mẹ ăn những thực phẩm có chứa chất đạm, khoáng và vitamin A, B như thịt nạc, trứng vịt lộn, sữa đồng thời bổ xung thêm cho chó mẹ ăn những loại rau quả được nấu lẫn cùng với cháo như cà rốt, đu đủ xanh
Hy vọng với những kinh nghiệm chăm sóc và cách nuôi chó con đang bú sữa mẹ ở trên đây có thể giúp các bạn phần nào trong việc chăm đàn cún nhà mình. Những chi tiết nho nhỏ thôi nhưng xin các bạn hãy cố gắng làm cẩn thận nhé, vì chăm chó con và nuôi chó con đang bú sữa mẹ rất khó khăn đấy. Chúc các bạn may mắn, thành công!
Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.